Tổng quan về ngành phân tích web

Posted on 02/10/2009

0


Hiểu rõ về ngành, các thành phần của nó là điều kiện rất quan trọng để biết mình thích hợp ở vị trí nào trong đó, xác định hướng đi cho riêng mình.

Ngành web analytics ở Việt Nam thì hiện tại chả thấy đâu nhưng rất may mắn rằng sư phụ ở Mĩ đã viết 1 loạt bài về ngành này rất tổng quát về thị trường Mĩ nên mặc dù ở VN còn rất sơ khai, ta cũng có thể nhìn thấy trước vai trò của mình thích hợp ở vị trí nào nếu nó có thể phát triển.

Đầu tiên, có thể nói chỗ phát sinh về nhu cầu phân tích web là ngay tại các công ty hoạt động trên web, các công ty có trang web riêng mà khách hàng thường xuyên vào web để tìm thông tin, giá cả sản phẩm, … Ngày nay số lượng các công ty có sử dụng website là rất rất nhiều.

Tuy nhiên, nhu cầu phân tích dữ liệu khách hàng lại không phải phát sinh từ bộ phận IT mà là từ bộ phận marketing hay những người lãnh đạo chú trọng đến yếu tố khách hàng. Họ hiểu rõ vai trò quan trọng như thế nào của các thông tin khách hàng, nhưng họ lại không biết họ có thể khai thác được nhiều đến mức độ nào các thông tin đó từ ngay trên chính website của mình. Còn bộ phận IT thì hiểu họ có thể khai thác rất nhiều các thứ đó nhưng chả để ý đến làm gì vì họ đâu nghĩ là cần thiết. Các công cụ Web Analytics ra đời xuất phát từ nhu cầu của các nhà điều hành như là 1 giải pháp cho các  nhà điều hành, marketing. Thưở sơ khai là khai thác chủ yếu từ log file đến nay thì đa số sử dụng javascript tagging.

Có người mua thì có người bán –> hiện tại trên thị trường có vài chục đến cả trăm nhà cung cấp công cụ Web Analytics đang hoạt động. 1 đám là free (đại diện là Google Analytics), 1 đám là paid service có giá cả rất khác nhau (như Omniture,  WebTrends, …). Tuy vậy hầu hết các nhà cung cấp này đều chỉ cung cấp giải pháp (thiên về kỹ thuật), chứ không nhận thêm dịch vụ tư vấn Web Analytics mặc dù họ là những chuyên gia hiểu rất rõ ngành này, từ kỹ thuật, công cụ cũng như kinh nghiệm phân tích.

Nhưng các công cụ dù cho có mạnh mẽ đến đâu, nếu thiếu 1 nhà phân tích tài tình thì vẫn chỉ là những bản báo cáo vô hồn, không có tác dụng gì cho doanh nghiệp  (từ đó ta sẽ thấy rằng vai trò của Web analyst không phải chỉ là viết và đọc báo cáo mà phải biến báo cáo thành insights, thành hành động có tác động tích cực cho doanh nghiệp). Vì vậy xuất hiện thêm 1 thành phần nữa : Web analyst – người phân tích web.

Câu hỏi đặt ra là Web Analyst này nên là out-sourced hay là in-house ?

Về lâu dài, web analyst nên là nhân sự trong công ty vì 3 lý do:

– Về mặt chiến lược, dữ liệu Web analytics cần được đánh giá chung bên cạnh các bộ dữ liệu khác của công ty như CRM, dữ liệu từ phone channel, dữ liệu tài chính, … Nhân viên hay đơn vị outsource thì không thể được tiếp cận với nguồn dữ liệu này.

– Bản thân Web analytics riêng lẽ khó có thể tiến sát đến insight của users nếu không được kết hợp với các kỹ thuật khác như A/B testing, thăm dò đánh giá, lab usability, … Tức là phải làm việc với nguyên team bên trong công ty.

– Hiểu biết nội tình công ty: điều này rất quan trọng cho 1 nhà phân tích, nhưng nếu anh này là outsource, thì khó có thể có được điều này.

Lý tưởng là thế, tuy vậy có nhiều lý do và cũng tùy theo tình hình của từng công ty mà cho đến giờ có 2 lực lượng hỗ trợ các công ty tại đây : 1 là in-house Web analyst, 2 là các nhà tư vấn.

Giờ là 1 số link rất hấp dẫn để thấy được vai trò của từng cá nhân trong toàn qui trình:

1/ Web Analytics Tool Selection: Three Questions to ask Yourself

2/ Web Analytics Tools Comparison: A Recommendation

3/ How to Choose a Web Analytics Tool: A Radical Alternative

4/ Web Analytics Tool Selection: 10 Questions to ask Vendors

5/ Make a Great Vendor / Agency / Consulting Pitch – Win Big Contracts

Thực trạng Web analytics Vendors :

Web Analytics Vendor Tools Comparison (And One Challenge)