Khi doanh nghiệp tiếp cận Web analytics

Posted on 21/10/2009

2


1/ Quan trọng nhất trong Web Analytics:

“Vai trò quan trọng nhất của các hệ thống đo đạc truyền thống … là lôi cho ra được những ‘thông tin tốt’ để các nhà quản lý cấp cao có thể đưa ra ‘quyết định tốt’ xuống các cấp dưới. Theo mục đích đó, thì mỗi bộ phận (tương đối) độc lập sẽ có bộ thước đo của riêng nó, mà mục đích chủ yếu là để báo cáo cho các giám đốc cấp cao về các hoạt động của nó.”

(From Christopher Meyer, “How the right measures help teams excel”, Harvard Business Review, May-June 1994)

Từ đó Jim Stern (trong cuốn Web Metrics) cũng đưa ra ý kiến tán thành của mình:

1/ Mục đích quan trọng nhất của 1 hệ thống đo đạc phải là hỗ trợ cho một nhóm làm việc, hơn là cho các giám đốc cấp cao, để đo đạc sự tiến bộ của riêng nhóm đó. Nếu các nhà quản lý bắt đầu đòi báo cáo những thứ chả liên quan gì tới mục tiêu làm việc của nhóm, thì tình hình sẽ rất là ‘tình hình’ đây!

2/ Một nhóm làm việc sẽ được tiếp thêm sức mạnh khi chính nó giữ vai trò dẫn đầu trong việc thiết kế cho riêng nó hệ thống đo đạc. Còn việc xác định các mục tiêu của công ty thì để lại cho các nhà quản lý cấp cao làm.  Mỗi bộ phận phải đặt ra các mục tiêu riêng để giúp cho công ty chạy theo hướng đi đã vạch ra. Nói cách khác, cần phải đào tạo cho mỗi nhóm làm việc (có liên quan đến Web Metrics) trong công ty về Web Metrics!

web metrics - Jim Stern

Quan điểm này của Jim Stern cũng rất phù hợp với ý tôi. Muốn sử dụng Web Analytics trước hết chúng ta phải biết mình đang làm gì. Và cái đó là quan trọng nhất. Dù ta có những công cụ tối tân đến đâu nhưng nếu không biết mục đích, thì cũng vô dụng vì cuối cùng nó cũng chỉ là 1 công cụ đo.

Cứ tưởng tượng Web analytics tool (như Google Analytics, Omniture, …) chỉ là 1 cây thước kẻ không hơn không kém. Làm sao ta có thể vừ a mới mua nó về, quăng nó lên bàn rồi bảo “sao mày vô dụng thế?”. Huống chi để giải được 1 bài toán ta phải thiết lập các cách giải, rồi mới đặt thước vào đo đúng cái cần đo. Cây thước đâu thể nào giải dùm ta bài toán hay tự nó biết nó phải đo cái gì, nó chỉ là 1 công cụ thôi mà !!! Như vậy cuối cùng vai trò quan trọng nhất vẫn là con người. Trong 1 bài toán thì rõ ràng người giải là quan trọng nhất –> tìm ra hướng giải.

Công cụ chỉ là vũ khí hỗ trợ con người đó thôi, nên quan trọng nhất là phải có hướng giải. “Hướng giải” trong “bài toán” của 1 công ty tùy thuộc cả vào mấy sếp. Nhưng chuyện giải bài rồi đo đạc lại là chuyện của các bộ phận thực hiện. Nhiều khi phần đo đạc nằm tuốt dưới chót, dạng sai đâu đánh đó, còn mấy ông sếp bộ phận thì thường là mù Web analytics, dẫn đến trường hợp cung cấp thiếu thông tin cho nhân viên đo đạc, hoặc cung cấp trễ –> đo không hiệu quả –> lúc đó quay ra nói “ba cái trò analytics này vô dụng!” (Vớơ… vẩn!).

Một trường hợp nữa là nhân viên analytics cũng chẳng master về web analytics –> chả xoay được gì, công cụ càng mạnh thì càng chết. Lúc này thì dù giám đốc có giỏi, hiểu rõ web analytics quan trọng nhưng WA cũng chả có hiệu quả vì người thực hiện kém –> qui luật 10/90 trong khai thác Web Analytics : đầu tư 1 đồng cho công cụ thì phải đầu tư 9 đồng cho nhân sự!

Những nhân sự nào ? Quan trọng nhất là người sử dụng trực tiếp Web Analytics, kế đến như  Jim Stern nói phía trên là cả đội web team (bao gồm cả marketing) phải hiểu về nó. Các top managers không cần bận tâm lắm. Một người Web Analytics giỏi phải biết thu thập, moi móc, gáo thét … để các managers phải cung cấp đủ các vấn đề cần đo (trong giai đoạn 5 năm là gì, 3 năm là gì, 1 năm là gì và 3 tháng là gì … ). Còn nếu các managers cũng rối nùi luôn thì Web analyst ngồi chơi tìm việc mới là vừa vì có gì đâu mà đo với chả đạc.

2/ 7 bước xem xét việc đầu tư cho phân tích web của Jim Stern:

bước 1 – Doanh nghiệp/Nhóm/Bộ phận tự đánh giá bản thân xem mình đang ở đâu? bài toán của mình như thế nào? cần những vấn đề gì?

bước 2 – Tầm nhìn : nhìn rộng  ra mục đích trong 5 năm của mình là gì ?

bước 3 – Các con số ta cần : cái ta thật sự cần phải đo là gì ? bạn chả cần biết nhiệt độ trong bộ chế hòa khí trên chiếc xe của bạn nhưng bạn cũng cần biết mức xăng còn lại hoặc tốc độ đang chạy.

bước 4 – Hái quả ở gần  : các yêu cầu đo đạc nào chỉ cần đầu tư ít thời gian và công sức nhưng lại hỗ trợ nhiều nhất cho công việc.

bước 5 – Ưu tiên : Tiếp tục phân thứ tự ưu tiên cho các yêu cầu đó.

bước 6 – Tiền : mỗi bộ phận trong công ty khi có yêu cầu về phân tích web để đo đạc cần được tập hợp, phân tích yêu cầu và thực hiện như 1 dự án độc lập chứ không phải là trách nhiệm mặc định của nhóm Web. Từ đó công ty phải cùng bàn bạc về cách thực hiện, nhân lực cần bổ sung, chi phí cần đầu tư cho dự án đó.

bước 7 – Master Plan :  Với các điều kiện cần đã đủ thì người chịu trách nhiệm chính của dự án sẽ có thể lên được 1 kế hoạch thực hiện chi tiết cho công việc phân tích web của công ty.